1. Rau củ luộc
Món rau luộc luôn được đánh giá là một trong những món ăn với cách chế biến đơn giản nhất nhưng trên thực tế, chúng ta chỉ cần thực hiện sai cách thôi thì việc mất đi chất dinh dưỡng có thể cung cấp cho cơ thể cũng sẽ rất dễ dàng. Khi luộc rau, bạn cần nhớ 3 điều dưới đây:
– Đợi nước sôi già mới cho rau vào luộc: Khi luộc rau, bạn không nên cho rau vào ngay khi nước còn lạnh hoặc mới bắt đầu sôi nhẹ. Việc làm này có thể khiến cho quá trình chín làm mềm rau sẽ bị kéo dài hơn, không còn giữ được độ giòn của rau củ nữa. Đông thời, việc rửa rau trên lửa lớn cũng sẽ giúp giữ lại những dưỡng chất có trong rau củ.
– Trong quá trình luộc rau củ không nên đậy nắp: Việc đậy nắp khi luộc rau củ sẽ khiến cho hơi nước giữ lại trong nồi làm rau củ nhanh vàng hơn nhất là đậu bắp, rau mồng tơi…
– Luôn để rau củ ráo nước mới bày ra đĩa: Không nên lấy rau củ trực tiếp từ trong nồi vào đĩa vì phần nước còn đọng lại phía dưới đĩa sẽ làm cho rau bị nhớt và nhanh hỏng. Vì vậy hãy đợi tạm rau ra rổ cho ráo nước mới trình bày ra đĩa để thưởng thức.
– Không khi luộc có thể cho thêm một muỗng cà phê muối cho món ăn thêm đậm vị.
2. Lườn gà
Có không ít người thường không thích ăn lườn gà vì cảm thấy chúng khá nhạt nhẽo, không quá hấp dẫn cho người ăn. Nhưng trên thực tế có thể họ đã chế biến lườn gà sai cách rồi. Để chế biến được món ăn lườn gà ngon ngọt nhất, bạn nên tìm hiểu về thời gian và nhiệt độ cần thích hợp cho món ăn trước, sau đó mới nêm nếm gia vị. Bạn đừng ngại sử dụng muối cho lườn gà vì khi kết hợp với nhau chúng có thể đem đến một hương vị rất khác biệt.
3. Các loại thảo mộc
Nhằm tăng thêm hương vị thơm ngon cho món ăn, các chị em nội trợ thường sử dụng thảo mộc thêm vào. Tuy nhiên, mỗi loại thảo mộc đều có những cách sử dụng riêng và đòi hỏi những thời điểm cho vào món ăn khác nhau. Vì vậy bạn cũng nên tìm hiểu và nhớ rõ chúng để không sử dụng sai cách. Đối với những loại thảo mộc như hương thảo, xô thơm hay húng tây, bạn có thể cho chúng vào ngay trong quá trình chế biến món ăn. Còn đối với các loại thảo mộc tinh tế như rau mùi, mùi tây, rau thơm sẽ rất dễ bị mất mùi khi chế biến. Vì vậy, bạn chỉ nên cho chúng vào món ăn sau khi đã hoàn thành.
4. Tỏi
Khi chế biến tỏi, không ít người thực hiện sai cách đó là thái nhỏ và thả tỏi vào chảo khi dầu nóng. Việc làm này sẽ khiến cho tỏi dễ bị cháy và tạo nên hương bị chát cay cho món ăn khiến món ăn không được ngon nữa. Thay vì làm như vậy, bạn nên cho tỏi băm vào một chảo dầu ấm chưa nóng sẽ khiến cho tỏi và dầu có thể cùng lúc tăng nhiệt độ, tỏi mềm ngấm dầu và tạo nên một hương vị vô cùng hấp dẫn cho món ăn.
5. Trứng luộc
Một trong những cách chế biến trứng đơn giản, thông dụng bởi sự tiện lợi cũng như có thể giữ nguyên được dưỡng chất đó là luộc trứng. Nhưng để có thể nấu chín chúng với độ chín như ý muốn thì đầu tiên bạn phải biết trứng mà bạn đang chuẩn bị chế biến là loại gì và nên ăn với độ chín như thế nào là tốt nhất, chín mềm, chín tới hay chín hẳn. Chẳng hạn đối với trứng gà, nếu muốn luộc mềm bạn cần luộc chúng trong 6 phút cho món trứng chín tới và chín hoàn toàn trong khoảng thời gian lâu nhất là 12 phút.
6. Dầu oliu
Dầu oliu không giống như các loại dầu ăn khác có thể cho vào ngay đầu tiên khi bắt đầu chế biến món ăn. Đây là một loại dầu có sức bền với nhiệt độ kém hên khi đã nấu xong, tắt bếp mới bắt đầu cho dầu oliu vào. Nếu như bạn dùng dầu oliu ở nhiệt độ cao thì dầu oliu sẽ chuyển biến thành chất độc và gây hại cho cơ thể. Vì thế, bạn chỉ nên dầu oliu khi món ăn đã chín hoặc dùng chúng để trộn salad nhằm tăng hương vị và dưỡng chất cho món ăn.
Trên đây là bài viết liệt kê những loại thực phẩm thường được chế biến sai cách và đưa ra giải pháp chế biến tối ưu cho những loại thực phẩm này, bạn có thể tham khảo và chia sẻ những kiến thức hay ho này đến những người xung quanh nhé!